Từ nội cho đến ngoại thành Hà Nội, hàng nghìn hộ dân đang phải chịu cảnh dùng nước sinh hoạt nhiễm bẩn, nước ô nhiễm có màu vàng khè, thậm chí là nước nhiễm độc nặng… gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Nước sinh hoạt nhiễm bẩn “bủa vây” Thủ Đô
Vừa qua, Sở Tài nguyên & môi trường đã có báo cáo phân tích các mẫu nước được lấy từ nhiều nơi trên địa bàn TP. Cụ thể, với 150 mẫu nước được lấy từ các điểm khoan tại gần 200 giếng khoan khai thác nước quy mô công nghiệp và hàng nghìn giếng khoan khai thác nước giếng kiểu nhỏ lẻ. Kết quả cho thấy diện tích nguồn nước ngầm bị ô nhiễm tại Hà Nội đang có dấu hiệu mở rộng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước ngầm.
Trong khi đó, theo công ty Môi trường đô thị Hà Nội, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho thủ đô hiện nay chủ yếu là nước ngầm. Ô nhiễm nguồn nước ngầm chính là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng nước cung cấp cho người dân không đảm bảo và nguy cơ sử dụng “nước bẩn” luôn nằm trong tình trạng báo động và gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân.
Tại khu vực phía tây Hà Nội và khu vực các huyện ngoại thành, theo kết quả nghiên cứu của Sở Tài nguyên & môi trường, nguồn nước ngầm ở cả hai tầng chứa nước nông và sâu đều bị ô nhiễm các chất như Amoni và Asen. Khu vực phía Nam Hà Nội, ô nhiễm Asen nặng nhất, thậm chí đứng đầu danh sách các địa chỉ ô nhiễm Asen trên toàn quốc, đặc biệt tại một số nơi như: khu vực thuộc phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, khu vực Thanh Trì. Tại huyện Quốc Oai, hàm lượng Asen cao gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Còn tại huyện Đan Phượng, hàm lượng Amoni trung bình vượt chuẩn cho phép tới 233 lần.
Nguyên nhân từ đâu?
Nguyên nhân của thực trạng nguồn nước sinh hoạt nhiễm bẩn này, theo nhiều nhà khoa học nhận định là do 40% lượng bổ sung cho nước ngầm của Hà Nội là từ nước mặt (các sông hồ), trong khi các nơi này lại đang bị nhiễm bẩn trầm trọng bởi nước thải và rác.
Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm ở một số nhà máy nước phía Nam và Tây nam thành phố như Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân… đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện tại, lượng nước thải sản xuất của 274 nhà máy, xí nghiệp, 540 cơ sở dịch vụ, 450 hợp tác xã thủ công nghiệp, 3.350 tổ sản xuất và sinh hoạt của hàng triệu người dân đều chủ yếu xả trực tiếp ra sông hồ mà không qua xử lý.
Hệ quả tất yếu của thực trạng này là tại nhiều khu chung cư ở Hà Nội, người dân đang phải dùng nước bẩn để sinh hoạt. Tại chung cư Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội, người dân đang phải sử dụng nguồn nước nhiễm Asen (As) cao hơn gấp 1,4 lần so với quy định.
Kết quả kiểm tra, giám sát của Sở Xây dựng Hà Nội vừa qua đối với chất lượng nước của hàng loạt các dự án nhà chung cư trên địa bàn thành phố thời gian như CT9 – Khu đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai; Sông Hồng Parkview 165 Thái Hà, quận Đống Đa; Chung cư Meco Complex, 102 Trường Chinh, quận Đống Đa… đều không đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
Thực trạng đáng báo động này đang khiến những cư dân thủ đô vô cùng hoang mang khi không biết tương lai sức khoẻ của mình sẽ đi đâu về đâu ?
Vấn đề nước sạch luôn là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Đặc biệt trước tình trạng ô nhiễm nước trầm trọng tại các chung cư trên địa bàn Hà Nội thì việc sử dụng máy lọc nước gia đình là sự lựa chọn tối ưu để giải quyết vấn đề trên. Trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm, mẫu mã được quảng bá là nước sạch, tuy nhiên chúng ta không thể kiểm nghiệm được nước có thực sự “sạch” hay không.
Các chuyên gia y tế khuyên các hộ gia đình đang sử dụng nguồn nước có nhiều cặn bẩn và gặp nhiều vấn đề về nước nên sử dụng dòng sản phẩm máy lọc nước tích hợp 2 công nghệ RO và Nano của Geyser để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nhờ tích hợp RO và cả Nano, các sản phẩm thuộc dòng máy lọc nước RO-Nano của Geyser có khả năng xử lý vi khuẩn, cặn bẩn vượt trội, cho ra 2 dòng nước khoáng và nước tinh khiết phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, vui lòng truy cập website geyser.vn