Nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là chì vô cùng nguy hiểm. Nhiễm độc chì gây nên những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe trẻ nhỏ.

Hậu quả của việc nhiễm độc chì đối với trẻ nhỏ

Nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là chì có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Ở người trưởng thành, mức độ phơi nhiễm chì cao sẽ để lại hậu quả là các căn bệnh về thận hoặc huyết áp cao. Tuy nhiên trẻ em mới là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ phơi nhiễm chì vì bộ não cũng như hệ thống thần kinh còn đang trong giai đoạn phát triển.

Nhiễm độc chì gây nên những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe trẻ nhỏ

chi3-1464884676704

Đối với trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3 – 4 lần người lớn. Chì tích tụ ở xương, cản trở chuyển hóa Canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D, gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên. Đặc biệt chì gây tác động mãn tính tới phát triển trí tuệ. Ngộ độc chì còn gây ra biến chứng viêm não ở trẻ em.

Chì tác động lên hệ thống enzyme vận chuyển hydro gây nên một số rối loạn cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Nếu mức độ phơi nhiễm chì cao hơn có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến thận, gây nên xuất huyết, hôn mê sâu, thậm chí tử vong.

Tác hại của chì đối với cơ thể trẻ em được nghiên cứu kỹ nhất đó là cản trở quá trình phát triển của hệ thần kinh và gây giảm trí thông minh. Một nghiên cứu của Richard Canfield vào năm 2003 đã phát hiện ra rằng hàm lượng chì trong máu chỉ khoảng 10ug/dL (microgam trên decilit) có thể làm giảm 7 điểm trong chỉ số IQ của một đứa trẻ so với các đứa trẻ chỉ có số lượng chì trong máu là 1ug/dL. Thêm vào ảnh hưởng đối với trí tuệ là các ảnh hưởng về khả năng nghe, chậm phát triển, giảm khả năng tập trung, gây ra chứng động kinh và các vấn đề về hành vi….

Hậu quả của việc nhiễm độc chì là lâu dài và không thể cứu vãn. Rõ ràng, nồng độ chì phải được xác định và kiểm soát trước khi có khả năng gây độc hại cho trẻ em. Tuy nhiên với một nước còn đang phát triển như tại Việt Nam, việc phát hiện phơi nhiễm chì tích tụ không phải là vấn đề đơn giản mà bất cứ gia đình nào cũng có thể thực hiện cho con em mình. Những đứa trẻ phải gánh chịu việc phơi nhiễm chì ở mức độ thấp thường không có biểu hiện rõ ràng và gần như không thể phát hiện được nếu không được đưa đi xét nghiệm chì trong máu.

Nguyên nhân nào gây nên nhiễm độc chì

Chì có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp và đường miệng. Nguyên nhân gây ra tích tụ chì xuất phát từ chính trong ngôi nhà của bạn, do các vảy bụi sơn tường, cửa hay các vật dụng gia đình được sơn bằng các loại sơn chứa chì, từ đất, bụi xung quanh nhà, từ các đồ dùng bằng pha lê, thủy tinh màu, đồ gốm, đồ chơi….., và đặc biệt là nguồn nước nhiễm chì do hệ thống đường ống bị xuống cấp hay làm từ vật liệu kém chất lượng.

Các nghiên cứu cho thấy nhiễm độc chì từ nguồn nước uống là mối nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ cao, chiếm tới 20% các ca nhiễm độc chì do chúng ta không thể thấy, ngửi hoặc nếm được chì, và ngày cả việc đun sôi nước cũng không thể loại bỏ được chì. Bộ bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã nêu ra rằng trẻ sơ sinh được nuôi chủ yếu bằng các sữa công thức phổ biến hiện nay đều có khả năng tăng 40 – 60% nguy cơ nhiễm độc chì do nguồn nước dùng để pha sữa.

Phòng tránh nhiễm độc chì bằng cách nào?

Mỗi khi dùng nước để uống hoặc nấu ăn, hãy xả nước ít nhất 15 giây trước khi hứng nước. Lượng nước đọng trong đường ống có nguy cơ nhiễm chì cao hơn vì vậy cần xả sạch lượng nước này trước khi sử dụng.

Đừng bao giờ sử dụng nước nóng trực tiếp từ vòi để uống hoặc nấu ăn đặc biệt là dùng để hâm sữa cho con. Nhiệt độ cao làm tăng khả năng hấp thụ chì vào nguồn nước.

Lau ướt hoặc chùi sạch bất cứ tấm rèm, sàn nhà và các khu vực xung quanh ngôi nhà đang có dấu hiệu bong tróc sơn. Đừng để trẻ em chơi xung quanh các khu vực như vậy. Ngay cả khi bạn dùng máy hút bụi, hoặc quét nhà nếu không cẩn thận cũng có thể làm bụi chì phát tán rộng.

Không nên chứa nước trong các loại sứ, thủy tinh kém chất lượng hoặc hàng thủ công vì các sản phẩm này có hàm lượng chì nhất định.

Nếu có điều kiện nên đưa trẻ đi kiểm tra máu khi có thể.

Dùng máy lọc nước gia đình là phương án mang lại hiệu quả cao nhằm loại bỏ chì cũng như các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Để có nước sạch sử dụng trong ăn uống thường ngày thì tốt nhất các gia đình nên sử dụng máy lọc nước có chất lượng tốt.

Trong khi hầu hết các loại máy lọc nước đang được bày bán tràn lan trên thị trường đều có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc với chất lượng thấp thì Geyser thực sự là một nhãn hiệu máy lọc nước đáng tin dùng với nguồn gốc từ Nga, đạt tiêu chuẩn Châu Âu và được tích hợp những công nghệ xử lý nước hiện đại nhất như RO và Nano. Những dòng máy lọc nước Geyser  có khả năng lọc sạch hoàn toàn các tạp chất bẩn và vi khuẩn gây hại ra khỏi nguồn nước trong đó có cả các kim loại nặng như chì, mangan … cung cấp nguồn nước sạch có thể uống ngay, tránh tình trạng nước để lâu vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *